CÔNG TY CỔ PHẦN LỆ NINH http://www.leninh.vn

Chuẩn đoán dịch bệnh trên cây cao su
19.06.2018

Chuẩn đoán dịch bệnh trên cây cao su


DANH MỤC TRIỆU CHỨNG BỆNH DÙNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH

 

 

BỘ PHẬN BIỂU HIỆN BỆNH: LÁ

 

1. Lá có lớp phấn màu trắng, lá non rụng → Bệnh phấn trắng

 

2. Lá rụng cả cuống vào mùa mưa, trên cuống lá có mủ → Bệnh rụng lá mùa mưa

 

3. Lá có nhiều đốm nhỏ có vòng màu nâu bao xung quanh, trung tâm có màu trằng → Bệnh đốm mắt chim

 

4. Đầu lá thâm đen, phiến lá có đốm u lồi → Bệnh héo đen đầu lá

 

5. Đốm màu nâu, hoặc vết bệnh có màu nâu nhạt ở trung tâm với vòng màu nâu đạm bao bên ngoài, xung quanh vết bệnh có màu vàng → Bệnh Corynespora

 

6. Đầu cành, ngọn cây bị chết khô, lá bị chết khô còn nguyên trên cành đã chết → Bệnh nấm hồng

 

7. Lá trên ngọn có màu xanh hơi vàng, phiến lá uốn cong từ trong ra ngoài → Bệnh rễ nâu/rễ trắng/rễ đỏ

 

 

BỘ PHẬN BIỂU HIỆN BỆNH: THÂN CÂY

 

1. Sọc nhỏ màu nâu/đen hơi lõm trên mặt cạo, song song với thân cây, vết bệnh thối nhũn → Bệnh loét sọc mặt cạo

 

2. Có mủ chảy ra từ vết bệnh trên cổ rễ, thân cây hoặc cành → Bệnh nấm hồng

 

3. Trên thân cành xuất hiện khuẩn ty nấm phát triển thành dạng mạng nhện có màu trắng hoặc hồng nhạt, vết bệnh có mủ chảy ra. Cành bị chết, lá chết khô còn nguyên trên cành đã chết → Bệnh nấm hồng

 

4. Vỏ bị nứt, bên trong có màng mỏng màu đỏ, có dịch màu tím nhạt rỉ ra từ vết nứt, có mùi hôi thối → Bệnh thối vỏ

 

5. Trên vườn ương: Mụn nhỏ xuất hiện trên gốc ghép liên kết lại với nhau làm vỏ sần sùi, mắt ghép bị chết ngược → Bệnh Botryodiplodia

 

6. Trên vườn stump, vườn tái canh: Trên chồi có vết lõm màu đậm hơn, vết bệnh lan rộng, vỏ bị chết  có nhiều đốm nhỏ màu đen. Phần gỗ bị chết có màu trắng có vân nhỏ màu nâu đen, khó tách vỏ → Bệnh Botryodiplodia

 

7. Chồi xuất hiện vết nứt hình thoi, sau phát triển theo chiều dọc. Vết bệnh có mủ rỉ ra, vỏ và gỗ bị khô và xốp, trên vỏ có nhiều đốm màu nâu đen → Bệnh Botryodiplodia

 

8.Trên vườn cây từ 3 năm tuổi trờ lên: Trên thân có nốt mụn nhỏ 1-2 mm, sau đó mụn liên kết thành cụm hoặc lan ra toàn bộ thân cành. Biểu bì dày lên, bong tróc khỏi vỏ. Vỏ trở nên cứng và dày hơn, xuất hiện vết nứt, bề mặt vỏ gồ ghề → Bệnh Botryodiplodia

 

 

BỘ PHẬN BỊ BỆNH: MẶT CẠO

 

1. Sọc nhỏ màu nâu/đen hơi lõm trên mặt cạo, song song với thân cây, vết bệnh thối nhũn →  Bệnh loét sọc mặt cạo

 

2. Mặt cạo bị khô một phần hoặc hoàn toàn, miệng cạo không có mủ, mủ đông sớm trên miệng cạo → Bệnh khô mủ

 

 

BỘ PHẬN BỊ BỆNH: RỄ

 

1. Rễ con chằng chịt bám nhiều đất đá dày 3-4 mm, rễ có màu vàng nâu, phần gỗ chết có màu nâu đen, dễ bóp vụn → Bệnh rễ nâu

 

2. Khuẩn ty nấm màu đỏ, và đất dính chặt vào rễ khó tách rời. Rễ chết có màu tím đen, mềm xốp → Bệnh rễ đỏ

 

3. Khuẩn ty màu trắng trên bề mặt rễ và cổ rễ. Vỏ rễ thối nhũn, có màu nâu, gỗ bên trong chết khô; cổ rễ có tai nấm màu trắng, sau đó chuyển sang vàng, có vòng đồng tâm → Bệnh rễ trắng

 

 

BỆNH DO YẾU TỐ PHI SINH VẬT

 

1. Lá cháy loang lổ hoặc từng phần có màu trắng bạc; phần thân hóa nâu gần mặt đất bị nứt, có vết lõm màu đậm và chảy mủ → Cháy nắng

 

2. Lá chuyển màu như bị nhúng nước sôi; vỏ bị khô, có màu nâu đậm, bẻ ra có sợi tơ trắng, phần gỗ sát tượng tầng bị khô có sọc đen → Sét đánh

 

3. Phiến lá gợn sóng, biến dạng, bề mặt gồ ghề; lá bị cháy, mép lá quăn hướng lên trên, lá rụng; cây bị chùn đọt, chết chồi, phát sinh nhiều chồi dại → Ngộ độc hóa chất

 

4. Lá non bị biến dạng, lá già bị héo khô, đỉnh sinh trưởng bị chết, thân có màu đen, trên thân có vết nứt với mủ chảy thành vệt → Rét hại


Cilck vào đường link để tham khảo cảnh báo về dịch hại và hỗ trợ chuẩn đoán







URL của bản tin này::http://www.leninh.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=192

© CÔNG TY CỔ PHẦN LỆ NINH contact: admin@mail.com